Cồn theo khái niệm cơ bản nhất là hợp chất hydroxyl như ethanol hay methanol. Lên men là quá trình theo đó chất hữu cơ (thường là đường) bị men tác động chuyển thành cồn. Rượu mạnh là chất cồn được chưng cất. Chưng cất rượu mạnh là quá trình làm nóng chất lỏng đã lên men, làm cho cồn bốc hơi và cô đọng hơi này thành dạng lỏng. Sau đó người ta đưa chất lỏng này vào thùng gỗ sồi để ủ (đối với Whisky và Cognac) hay đóng chai luôn với Vodka, Gin…..)
Rượu mạnh được làm như thế nào?
Rượu mạnh có thể được làm từ bất kỳ chất hữu cơ có thể lên men để tạo ra cồn. Hầu hết các nước uống có cồn được làm ra từ quá trình lên men trái cây hay ngũ cốc. Chất cồn được chiết ra từ chất lỏng được lên men bằng cách đun sôi nó và sau đó cô đọng chất cồn bóc hơi. Cồn bóc hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước do thành phần hóa học khác nhau. Ví dụ: rượu đã qua chưng cất có nồng độ cồn 8 độ sau khi qua một lần chưng cất sẽ chuyển thành 20 độ. Nồng độ cồn có thể tăng lên bằng cách tăng số lần chưng cất để cô đọng cồn và giảm lượng chất lỏng.
Rượu mạnh được đo như thế nào?
Rượu mạnh được đo bằng nồng độ cồn.
Có hai hệ thống đo chủ yếu:
1, Hầu hết các nước sử dụng hệ Gay-Lussac, thể hiện theo phần trăm nồng độ cồn, trong tổng dung tích của rượu. Rượu mạnh có độ cồn 40 có nghĩa cồn chiếm 40% trong rượu.
2, Mỹ người ta sử dụng hệ Proof: theo đó độ cồn được tính gấp đôi hệ Gay – Lussac. Do đó, rượu có nồng độ cồn 40 thì theo tiêu chuẩn của Mỹ là 80 Proof.
Ví dụ: Jim Beam của Mỹ có 40% độ cồn thì tương đương là 80% Proof.
Qúy khách liên hệ hotline mua hàng toàn quốc 0944840044